Chuyển đổi số đã trở thành xu thế và giải pháp cần hành động khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0)
Bất chấp bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản nước ta lần đầu tiên đạt con số kỷ lục là xấp xỉ 60 tỷ đô la Mỹ.
Để có được thành tích ấn tượng trên, một trong những thành công của nông nghiệp nước ta là đã ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kết nối cung cầu cho sản phẩm.
Việc giới thiệu, bán sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng qua mạng online là giải pháp “cái khó, ló cái khôn” trong thời kỳ yêu cầu phòng dịch theo phương án Zero Covid.
Các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên,… bị phong tỏa trong lúc cà rốt hay vải thiều, nhãn lồng đúng vụ thu hoạch nên đã chủ động livestream giới thiệu mua bán hàng trực tuyến.
Nông dân, HTX, doanh nghiệp các tỉnh đã bổ sung, hoàn thiện thêm các điều kiện, hồ sơ bán hàng online trên nền tảng trực tuyến nên trong bối cảnh dịch ở nước ta khá phức tạp nhưng các sản phẩm, nhất là vải thiều, nhãn lồng vẫn đến được với thị trường cả nước và hơn thế còn xuất khẩu đi một số thị trường châu u.
Cùng với đó, ngành cũng từng bước triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số. Những tập đoàn, trang trại lớn trên lĩnh vực nông nghiệp hiện nay đã ứng dụng được một trong những nội dung của chuyển đổi số vào sản xuất như ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa vào theo dõi nhiệt độ trong mô hình nhà lưới để phun tưới cho cây.
Chỉ cần một thiết bị cảm biến trong nhà kính báo các chỉ số trong nhà vườn, từ xa chủ nhà vườn có thể bật hệ thống phun tưới hay pha chế các loại dung dịch phân bón tương ứng để chăm sóc cây, quả…
Cũng tại Nghệ An, trên nền tảng các sản phẩm được xây dựng hồ sơ quản lý chất lượng, nhãn hiệu hay xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP đã có một số sản phẩm cam, chanh, ổi và một số hải sản khác đã được cấp mã vạch, dán mã QR, nông nghiệp đã có những bước đi đầu tiên trong ứng dụng chuyển đổi số.
Theo báo Nghệ An