AI, dịch vụ hỗ trợ học tập, nano-learning, học từ xa và công nghệ tương tác là những xu hướng công nghệ phổ biến nhất trong lĩnh vực giáo dục hiện nay.
Giá trị của lĩnh vực công nghệ giáo dục (EdTech) dự kiến sẽ đạt 680 triệu USD vào năm 2027. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ sự phát triển của công nghệ di động, dịch vụ đám mây và thực tế ảo - các giải pháp hỗ trợ việc học tập trực quan và dễ tiếp cận hơn, điều này thúc đẩy giáo dục mở, giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
Theo Forbes, các xu hướng công nghệ hàng đầu tác động đến giáo dục năm nay bao gồm:
Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều hoạt động bị tạm ngưng hoặc tìm cách khác để thay thế, nhưng riêng với ngành giáo dục thì không thể bị trì trệ nên buộc nhiều trường học phải chuyển sang mô hình đào tạo từ xa và đẩy nhanh các xu hướng học trực tuyến (e-learning) hiện có. Thị trường dịch vụ học tập trực tuyến dự kiến sẽ tăng trưởng 15% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2025, đạt quy mô 50 tỷ USD.
Học trực tuyến giúp nhiều học sinh học được những môn học và kỹ năng không được dạy ở địa phương. Phương pháp này cho phép thời gian học tập linh hoạt cũng như mang lại sự tiện lợi về không gian để học tập nghiên cứu linh động. Hơn nữa, các học sinh và sinh viên tiếp cận được nhiều những hoạt động học tập trực tuyến mới lạ, hấp dẫn, có thể giúp người học tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh chóng hơn.
Đối với nhiều người, hình thức học tập với công nghệ nhập vai còn quá mới mẻ, nhưng đây là điều cần thiết trong thế giới ngày nay, nơi mà khoảng chú ý ngày càng rút ngắn và người học đã quen với việc tiếp thu thông tin ngắn gọn, nhanh chóng và bắt mắt. Thực tế mở rộng (XR) bao gồm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội học tập hấp dẫn hơn.
Đối với một số kỹ năng khác, việc học bằng công nghệ nhập vai có thể giúp giảm bớt căng thẳng và độ phức tạp của nhiệm vụ cho người học. Ví dụ: thực hành các bài phát biểu ảo bằng cách sử dụng các câu trả lời được lập trình riêng lẻ cũng là một bước phát triển của phương pháp học tập nhập vai.
Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có cả giáo dục. Thuật toán AI trong các phần mềm giáo dục giúp nó thu thâp những dữ liệu từ các tác vụ hàng ngày, từ đó cung cấp hình thức giáo dục cá nhân hóa hơn cho người học để tối ưu hóa hiệu quả của việc học. Hình thức này cũng giống như học tập thích ứng (Adaptive learning), nó được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người học trong mỗi bài học.
Một ứng dụng AI khác trong giáo dục đó là sử dụng nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra xem học sinh có chú ý trong lớp hay không bằng cách quét khuôn mặt của họ bằng camera AI. Công nghệ này đã được một số trường học ở Trung Quốc áp dụng và có những kết quả tích cực.
Hệ thống giáo dục truyền thống được tạo ra cho một thế giới ít biến động hơn. Người học, đặc biệt là những người đã tốt nghiệp đại học, có đủ kỹ năng để có thể làm việc lâu dài. Thực tế đã thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đồng nghĩa với việc các kỹ năng có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời và để thành công đòi hỏi phải liên tục phát triển các kỹ năng mới.
Với làn sóng thay đổi này, mô hình học tập liên tục đã ra đời. Các công ty đào tạo trực tuyến cung cấp hàng nghìn khóa học vi mô chia việc học thành các phần nhỏ hơn có thể hoàn thành trong vài tuần hoặc vài tháng. Ví dụ như hiện nay có rất nhiều ứng dụng học ngoại ngữ dành cho mọi đối tượng, những ứng dụng này cung cấp nhiều lộ trình học tập khác nhau và “theo dõi” người học liên tục. Phương pháp học tập này đã thích ứng với nhu cầu thay đổi của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong thế kỷ 21 và ngày càng trở nên phổ biến đối với những người học hiện đại.
Nano-learning mô tả một khái niệm edtech rất mới, giúp chúng ta có thể nhận được những bài học siêu nhỏ vào thời điểm chính xác lúc người học cần. Theo mô hình này, nếu không nhớ những gì đã học trong hơn 10 phút trước cũng không sao, vì khi cần sử dụng lại kiến thức, học sinh có thể học lại một cách đơn giản.
Một so sánh dễ hiểu về nano learning là các công thức nấu ăn. Nếu không phải là thợ làm bánh chuyên nghiệp, một người có thể chỉ nướng một hoặc hai chiếc bánh mỗi năm, vì vậy, không cần phải thuộc hàm lượng chính xác của đường và bột trong ký ức lâu dài của chúng ta. Áp dụng nguyên tắc tương tự, các bài học ngắn gọn có thể được học qua WhatsApp hoặc Teams.
Các nền tảng học tập nano có thể là mạng xã hội như Twitter hoặc TikTok. Nano-learning chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến vì phù hợp với nhu cầu của xã hội: thông tin tức thì, theo module và thậm chí có khả năng gây nghiện.
Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và cho toàn xã hội. Khi nhận thức được vấn đề này một cách rõ ràng và chắc chắn, chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận, tích cực phấn đấu, thay đổi tư duy, chung tay đổi mới toàn diện giáo dục theo hướng hiện đại. Những ứng dụng công nghệ mới sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho người học và người dạy mà còn có ý nghĩa rất trọng với sự phát triển của cả xã hội và đất nước.