5 YẾU TỐ CỦA TỰ ĐỘNG HÓA THÔNG MINH

06/2022

Mục tiêu của tự động hóa là gì? Hãy hỏi một chủ nhà máy vào thế kỷ 19 thì câu trả lời có thể là “hiệu quả”. Thông qua tự động hóa, từng người lao động có thể làm việc năng suất hơn. Còn vào thế kỷ 20 với cùng câu hỏi trên, câu trả lời từ một ông lớn trong ngành sẽ là “giá trị”. Đầu tư vào thiết bị tự động hóa cho phép chất lượng được kiểm soát chặt chẽ hơn, thông lượng lớn hơn và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, nếu hỏi một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại thì bạn có thể lại nhận được câu trả lời mới. Khi tự động hóa công nghiệp nhường chỗ cho tự động hóa thông minh, mục tiêu chuyển từ tiết kiệm chi phí và hiệu quả quy trình sang giá trị kinh doanh và đổi mới.

Ngày nay, tự động hóa là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, sự xuất sắc của doanh nghiệp, cải tiến dịch vụ, đổi mới và các quyết định mang tính chiến lược. Tiết kiệm mấu chốt luôn được hoan nghênh, nhưng trong thế giới mới này, mục tiêu của tự động hóa hướng nhiều hơn đến chuyển đổi kỹ thuật số và tăng trưởng doanh thu.

Thế nào là Tự động hóa Thông minh?

Chúng ta đã hưởng được những lợi ích từ tự động hóa thông minh trong cuộc sống hàng ngày. Các chatbot mà chúng ta tương tác trực tuyến được hỗ trợ bởi tự động hóa thông minh, cũng như các công cụ đề xuất của các trang web giải trí và mua sắm. Nike đã sử dụng tự động hóa thông minh để phát triển một hệ thống cho phép khách hàng tự tạo các thiết kế giày tùy sở thích thông qua trải nghiệm thực tế tăng cường ngay tại cửa hàng, và rời đi cùng những thiết kế độc nhất vô nhị của họ.

Nói một cách đơn giản nhất, tự động hóa thông minh có nghĩa là giải pháp tự động hóa dựa vào công nghệ nhận thức, trong nhiều tình huống thường là trí tuệ nhân tạo (AI), để đưa ra quyết định hoặc đề xuất. Ở dạng tinh vi nhất, các giải pháp tự động hóa thông minh có thể phát triển các khả năng hơn nữa để chủ động nhận ra vấn đề và triển khai hướng giải quyết, đồng thời qua mỗi trường hợp tự cải tiến thêm thuật toán và tăng mức độ thông minh của giải pháp.

Có rất nhiều cách mà tự động hóa thông minh có thể định hình lại nội bộ doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng tự động hóa thông minh vào các quy trình kinh doanh được thiết kế chu đáo, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi các quy trình đó và tăng hiệu suất của họ đến mức độ vượt bậc. Ví dụ: tự động hóa thông minh có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng cách quản lý các quy trình có thể dự đoán được và giải quyết các quyết định phức tạp hơn để tăng tốc đáng kể hệ thống và giao dịch.

Các Nhà đổi mới Tự động hóa Thông minh

Đối với hầu hết các công ty, tự động hóa thông minh vẫn chưa được khai thác. Ngoài các thành phần về công nghệ, tự động hóa thông minh có cả khả năng tổ chức. Việc thu được hầu hết giá trị từ nó phụ thuộc vào việc phát triển kiến thức, kỹ năng và các nền tảng khác của công ty. Hầu hết các công ty mới chỉ có năng lực sơ khai trong lĩnh vực này, trong khi một số khác thậm chí vẫn chưa bắt đầu hành trình triển khai. 

Tuy vậy, một số ít các tổ chức đá đầu tư sớm và dành đủ thời gian cùng như sự tập trung để phát triển tiềm lực của họ. Các bước thử nghiệm mang tính đột phá của những nhà tiên phong này khiến những tổ chức khác thấy khả năng của phương pháp này cũng như đốt ngòi đuốc mở đường cho họ. Nhóm số ít này biết rằng các chiến lược tự động hóa thông minh phải đặt yếu tố “con người lên hàng đầu”, được thiết kế sao cho tận dụng thế mạnh của con người và hỗ trợ bằng các khoản đầu tư vào kỹ năng, kinh nghiệm, tổ chức và văn hóa.

Chúng tôi đã phác thảo một mô hình bậc thang, với năm bậc thang đại diện cho một quá trình tự động hóa thông minh từ sơ khai đến trưởng thành. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các công ty không thể đi tắt đón đầu đến những nấc thang cao hơn về năng lực nếu họ lựa chọn như vậy, miễn là có sẵn nền tảng dữ liệu.

Năm cấp độ này phần lớn được phân biệt bởi tư duy quản lý. Việc tham gia vào các dự án tự động hóa thường mở ra cho mọi người những cơ hội bổ sung nhằm tạo nên tác động kinh doanh có ý nghĩa, có thể đẩy nhanh sự thay đổi.

Năm nấc của Bậc thang Tự động hóa Thông minh

Công cụ

Thông thường, các công cụ và công nghệ tự động hóa là phần dễ dàng nhất. Các công ty sử dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ cụ thể, xem xét cách chúng đang được thực hiện theo từng cá thể và làm thế nào để chúng có thể được hoàn thành tốt hơn. Mặc dù hiệu quả được tăng lên, nhưng điều này khiến việc tự động hóa dành riêng cho các chức năng doanh nghiệp và các nhóm đang làm việc độc lập với nhau bị “silo” phân mảnh. Kết quả là giá trị thu được từ những nỗ lực này bị hạn chế. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ thường là nơi chúng ta thấy những chiến thắng sớm cho thấy sự hứa hẹn của tự động hóa.

Quy trình

Các tổ chức ở mức độ tiến triển này về tự động hóa biết rằng các nhiệm vụ tồn tại trong các quy trình lớn hơn và họ bắt đầu bằng cách kiểm tra lại toàn bộ quy trình, thường sẽ loại bỏ các bước thừa hoặc không cần thiết. Các kỹ thuật như bộ nguyên tắc Lean thường được sử dụng để hợp lý hóa các quy trình. Phương pháp cải tiến quy trình Lean tập trung vào việc giảm thời gian dành cho các hoạt động không gia tăng giá trị và cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngay lần đầu tiên.

Robotic Process Automation (RPA)

Ở nấc thứ ba của thang, các công ty bắt đầu sử dụng RPA để tự động hóa các quy trình dựa trên quy tắc, lặp đi lặp lại. Họ cũng thiết lập cơ sở hạ tầng và quy trình học tập cho phép một dự án RPA học hỏi lẫn nhau và cải thiện, cũng như khả năng được phát triển ở cấp độ có thể mở rộng ra ngoài một dự án riêng lẻ. RPA nhanh chóng mang lại những lợi ích ấn tượng. Không có gì lạ khi thấy chi phí giảm trong phạm vi 50-80%, cũng như chất lượng cao hơn đạt được nhờ việc tránh lỗi do con người gây ra, và giảm 80-90% thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Dữ liệu

Các doanh nghiệp ở cấp độ tiến triển tự động hóa quan trọng tiếp theo tập trung mạnh mẽ vào dữ liệu và cách quản lý dữ liệu như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Đây là sự khởi đầu của giai đoạn tự động hóa thông minh và đặt nền tảng cho tự động hóa thông minh do AI điều khiển. Tự động hóa theo hướng dữ liệu, được hỗ trợ bởi phân tích dự đoán, có thể tạo ra một luồng thông tin chi tiết ổn định để truyền trí tuệ vào các công nghệ. Điều này cho phép đưa ra các quyết định nhanh hơn, thông minh hơn, thúc đẩy sự đổi mới. Nhưng để đạt được điều đó, các nhà lãnh đạo cần phải hình dung lại các quy trình và chuỗi cung ứng dữ liệu của họ để đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy và khả năng truy cập. Nếu dữ liệu chất lượng cao có thể được phát triển với tất cả các đặc điểm này, lợi tức đầu tư vào công nghệ và AI có thể được tối đa hóa.

Trí tuệ thông minh

Ở mức độ tự động hóa cao nhất, chúng ta thấy các doanh nghiệp nhận thấy rằng họ có thể và cần triển khai tự động hóa thông minh theo quy mô trên các phòng ban, nhóm và quy trình. Sau khi nhận ra những lợi ích của việc quản lý dữ liệu như một tài sản của công ty và tự động hóa các tác vụ xử lý thông tin, các doanh nghiệp này hiện đang bổ sung trí tuệ nhân tạo vào chương trình tự động hóa của họ, mang lại cơ hội để phát minh lại các quy trình riêng lẻ, chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng và nhân viên và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng cường năng lực của con người lao động. 

Kỷ nguyên mới

Tự động hóa thông minh hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong kinh doanh, nơi mà các công ty hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết và có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhân viên và xã hội theo những cách mới và mạnh mẽ.

Mọi doanh nghiệp đều được hưởng lợi rất nhiều từ việc leo lên bậc thang đến giai đoạn thứ năm của quá trình trưởng thành trong cách thức hoạt động, và những doanh nghiệp đến đó trước sẽ hưởng một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Dù doanh nghiệp của bạn là gì, bất kể ngành của bạn là gì, bây giờ là lúc để đánh giá mức độ trưởng thành về tự động hóa thông minh của bạn và đưa ra lộ trình tương lai ngay đi. 

Source: eWeek